Bộ môn Giải tích

20/07/2017

S^3: Summer Seminar/School 2017

Filed under: Không định dạng — Ngô Quốc Anh @ 21:49

S3-2017

Trong thời gian từ ngày 24/07/2017 đến ngày 02/08/2017, bộ môn Giải tích tổ chức chương trình Hội thảo và trường hè về giải tích thực và phức lần thứ 4. Mục tiêu của Hội nghị và trường hè là để tạo môi trường giao lưu, trao đổi học thuật giữa Bộ môn giải tích và các nhà toán học trong và ngoài nước, cũng như tạo cơ hội để các cán bộ của bộ môn/Khoa, các bạn sinh viên, học viên Cao học được học thêm các kiến thức nâng cao, tìm hiểu các chủ đề mới.

Chương trình hội thảo năm nay vinh dự mời các báo cáo viên:

  • PGS. TSKH. Hà Huy Vui (Viện Toán, Hà Nội),
  • PGS. TSKH. Nguyễn Đức Mạnh (Bordeaux, France) và báo cáo viên trẻ
  • TS. Trịnh Viết Dược (MIM, HUS).

Ngoài ra, Bộ môn giải tích còn tổ chức trường hè với loạt bài giảng về các mặt cực tiểu với các bài giảng về các đa tạp con cực tiểu ổn định (TS. Nguyễn Thạc Dũng, MIM) và các mặt cực tiểu với biên tự do (TS. Trần Thanh Hưng, University of California, Irvine).

Thông tin chi tiết xem tại website

https://sites.google.com/site/husseminar/4th-summer-seminar-and-school

Trân trọng kính mời các bạn đồng nghiệp, các bạn sinh viên, học viên Cao học, NCS quan tâm tham dự.

08/07/2016

S^3: Summer Seminar/School 2016

Filed under: Không định dạng — Ngô Quốc Anh @ 20:06

SummerSeminar -2016-07-05

Mời các bạn quan tâm tới tham gia S^3 (Summer Seminar/School) 2016, một hoạt động thường niên của Bộ môn Giải tích, Khoa Toán-Cơ-Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Chủ đề năm nay vẫn là Giải tích Thực và Phức nhưng có thiên hướng phương trình vi phân và tích phân. S^3 năm nay có thêm trường hè với mục đích là truyền đạt nội dung một vấn đề hot đang được rất nhiều người quan tâm cho các bạn trẻ.

Các báo cáo viên (seminar và school) đều là những nhà khoa học có uy tín trong lĩnh vực, hiện đang công tác trong nước và ngoài nước.

Thông tin chi tiết về S^3 có thể tìm thấy ở: https://sites.google.com/site/husseminar/home

Địa điểm: P421, T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Hân hạnh được đón tiếp.

BTC

18/02/2016

Kế hoạch Seminar Bộ môn trong học kỳ 2/2015-2016

Filed under: Không định dạng — Ngô Quốc Anh @ 13:20

Seminar-II-1516

31/07/2015

Summer Seminar 2015

Filed under: Giải tích phức, Summer Seminar, Toán học, Trao đổi — bmgt @ 09:05

S^2 2015

Mời các bạn quan tâm tới tham gia Summer Seminar 2015, một hoạt động thường niên của Bộ môn Giải tích, Khoa Toán-Cơ-Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Chủ đề năm nay là Giải tích Thực và Phức. Các báo cáo viên đều là những nhà khoa học có uy tín trong lĩnh vực, hiện đang công tác trong nước và ngoài nước.

Thời gian: 8h00, Thứ Năm, ngày 6/8/2015

Địa điểm: P421, T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Hân hạnh được đón tiếp.

BTC

Tài liệu học tập – dĩ vãng đã xa rồi

Filed under: Không toán học, Toán học, Trao đổi — bmgt @ 08:59

Nhớ lại một thời khi trang Tài liệu học tập của mình mới bắt đầu ra đời, việc chia sẻ tài liệu là khá khó khăn. Có nhiều lí do, trong đó lí do đáng kể là vì nguồn tài liệu hạn hẹp quá. Quanh đi quẩn lại có mấy cái đĩa DVD, CD mà các thầy đi nước ngoài về copy (trộm) được của thư viện ở bển, rồi mấy cuốn tài liệu tìm mãi mới thấy trên mạng…

Mình lọ mọ lập trang web tailieuhoctap.wordpress.com nhằm chia sẻ các file sách, bài báo mà mình sưu tầm được, chia sẻ một số kinh nghiệm học tập, một số tài nguyên môn học Phương trình đạo hàm riêng mà mình đã và đang giảng dạy…Mọi chuyện thông suốt, và dường như mọi người đều hài lòng với những gì được chia sẻ.

Nhưng, trên đời có một chữ “nhưng”, vào một ngày đẹp trời, các anh Tây ở trụ sở WordPress, hình như đã nhận được lời than phiền về các tài liệu được chia sẻ là vi phạm quyền này quyền kia, và dường như trang tailieuhoctap có sức nóng nhất định, đã quyết định KHOÁ trang weblog này lại. Hic, và liên đới theo nó là nick doanchi cũng bị banned luôn. Và thế là… dĩ vãng đã xa…

 

 

31/01/2015

Mười năm sau

Filed under: Không toán học, Phim ảnh — Thẻ: — bmgt @ 22:01

1540478_10152144132879890_1362007144_oBa tấm hình, cách nhau 10 năm

Những người có mặt

Những người vắng mặt

Những người cũ và những người mới

Mái đầu xưa xanh giờ đã điểm bạc

Nhưng vẫn còn nguyên tiếng cười…

1559302_10152106824014890_978841281_oHanoi_002111

30/01/2015

Tân tiến sĩ Trịnh Viết Dược

Filed under: Không định dạng — bmgt @ 15:55

20150122_1512379[1]

Lâu lắm rồi BMGT mới lại có một TS bảo vệ luận án liên quan tới Nửa nhóm toán tử một tham số. Chúc mừng Trịnh Viết Dược.

Seminar Bộ môn Giải tích: Nửa nhóm toán tử một tham số và ứng dụng

Filed under: Giải tích toán học, Toán học, Trao đổi — Thẻ: — bmgt @ 13:02

Bộ môn Giải tích, Khoa Toán – Cơ – Tin học, ĐH KHTN sẽ tổ chức một seminar đọc sách và nghiên cứu. Nội dung: Lý thuyết nửa nhóm toán tử một tham số và ứng dụng Người trình bày: TS. Trịnh Viết Dược, TS. Lê Huy Tiễn, TS. Ngô Quốc Anh Thời gian: 9h00, thứ 6 hàng tuần, Địa điểm: P409T3, ĐH KHTN. Kế hoạch cụ thể: Ngày 30/01 và 06/02: TS. Trịnh Viết Dược trình bày về: Lý thuyết nửa nhóm toán tử một tham số. Tài liệu tham khảo: http://www.fa.uni-tuebingen.de/research/publications/1999/one-parameter-semigroups-for-linear-evolution-equations/

http://en.bookfi.org/s/?q=Semigroups+of+linear+and+nonlinear+operations+and+applications&t=0 Nghỉ Tết từ ngày 13/02. Kế hoạch sau Tết sẽ được thông báo tiếp theo. Trân trọng thông báo và mời các bạn quan tâm đến tham gia.

04/06/2013

Bảo vệ khoá luận 2013

Filed under: Không định dạng — Thẻ:, , — doanchi @ 21:15

Hôm nay mình về Khoa để dự lễ bảo vệ khoá luận tốt nghiệp của sinh viên k54. Năm ngoái mình đã không được dự rồi, nên năm nay cũng cố gắng đến xem sao. Bộ môn Giải tích có 13 sinh viên đăng kí làm khoá luận. Tiếc là cán bộ hướng dẫn hơi tập trung (4 của thầy Châu, 3 của thầy Mậu, 3 của Chuẩn, 1 của Thu và 1 của thầy Sang). Đành rằng sinh viên tự chọn chủ đề và chọn thầy, nhưng khi mà trong bộ môn có những người không có ai làm việc cùng, lại có những người “thừa mứa” ra thì cũng nên xem lại chủ trương. Các vấn đề xoay quanh lý thuyết nửa nhóm, ứng dụng cho phương trình vi phân dưới dạng toán tử, phương trình tích phân các loại… Mình không ngồi đến cuối giờ (chắc phải 13h), nhưng chưa thấy một cái gì đó hay ho cả. Thật tiếc quá 🙂

19/01/2013

Chúc mừng Quốc Anh

Filed under: Không định dạng — Thẻ:, — doanchi @ 12:13

Chúc mừng Ngô Quốc Anh đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ (18/1/2013) tại NUS. Chúc mừng BMGT có thêm một Tiến sĩ. 

05/11/2012

Gần một năm

Filed under: Không định dạng — doanchi @ 16:11

Xem ra trang weblog này của BMGT không còn được mọi người quan tâm nữa. Cũng phải thôi, các bạn dều đã và đang có các mối quan tâm khác, cá nhân và tập thể, học thuật và đời sống. Đâu có thể dành thời gian cho cái hư vô này được…

03/01/2012

2011 in review

Filed under: Không toán học, Vui chơi — doanchi @ 06:16

The WordPress.com stats helper monkeys prepared a 2011 annual report for this blog.

Here’s an excerpt:

The concert hall at the Syndey Opera House holds 2,700 people. This blog was viewed about 8 800 times in 2011. If it were a concert at Sydney Opera House, it would take about 3 sold-out performances for that many people to see it.

Click here to see the complete report.

29/12/2011

Seminar liên bộ môn GT – ĐS-HH-TP, buổi thứ 2

Seminar liên bộ môn GT – ĐS-HH-TP về Giải tích trên đa tạp đã bắt đầu được 1 buổi.

Trong buổi đầu tiên, GS. NHVHưng đã thuyết trình về phép tính vi phân trên đa tạp. Những khái niệm tưởng như quen thuộc với mỗi người học giải tích cơ sở như Định lý Schwartz, phép tính vi phân cấp cao,…, khi được trình bày đối với các hàm trong các không gian định chuẩn, đòi hỏi phải được nhìn nhận thích hợp.

Buổi thứ hai sẽ được diễn ra vào 8h30, ngày 30/12/2011.

Địa điểm: 409 T3, Trường ĐHKHTN, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Mời các bạn quan tâm tới tham dự.

22/12/2011

Seminar liên bộ môn GT – ĐS-HH-TP về GT trên đa tạp

Trong thời gian tới, Bộ môn Giải tích và Bộ môn Đại số – Hình học- Tô pô phối hợp tổ chức một seminar về “Giải tích trên đa tạp”.

Seminar dự kiến được tổ chức vào các sáng Thứ Sáu tại phòng 409 nhà T3.

Kế hoạch buổi seminar tới như sau:

Tiêu đề báo cáo: Giải tích trên đa tạp
Người trình bày: GS. TSKH Nguyễn Hữu Việt Hưng (Bộ môn Đại số – Hình Học – Tô pô )

Thời gian: 09h00, Thứ 6, ngày 23/12/2011
Địa điểm: P409, nhà T3.
Sơ lược về nội dung:
Khái niệm đa tạp là một khái niệm trung tâm của nhiều lĩnh vực trong hình học và vật lý hiện đại bởi nó cho phép ta diễn đạt và hiểu những cấu trúc phức tạp bằng những tính chất đã biết của các không gian đơn giản hơn. Ví dụ đa tạp cùng với cấu trúc khả vi cho phép ta thực hiện các phép toán vi tích phân trên nó. Một cách đơn giản ta có thể xem đa tạp khả vi như là một sự mở rộng tự nhiên của đường cong và mặt cong (đường thẳng, đường tròn là các đa tạp một chiều, mặt phẳng, mặt cầu là các đa tạp hai chiều…). Khái niệm đa tạp khả vi được sử dụng lần đầu tiên (mà không có giải thích) trong các bài giảng của Riemann vào năm 1851 và phải mất hơn một nửa thế kỷ, người ta mới đưa ra một định nghĩa chính xác cho nó…

Seminar có mục tiêu giới thiệu một số kiến thức cơ bản về giải tích trên đa tạp, cũng như các kết quả đặc sắc của môn học này ((Đa tạp, Không gian tiếp xúc, Phân thớ tiếp xúc, Trường véctơ, Đạo hàm, Vi phân, Đạo hàm cấp cao, Không gian đối tiếp xúc, Phân thớ đối tiếp xúc, Tích phân các dạng vi phân, (Vì sao phải dùng dạng vi phân? Bỏ dạng vi phân đi mà cứ nghiên cứu tích phân của các hàm trên đa tạp thì có được không? Vì sao phải định hướng đa tạp), Công thức Stockes và những ứng dụng, Đối đồng điều De Rham, vài mối liên quan sơ khởi với các ngành lân cận như Đại số tuyến tính (định thức như là tỷ số giãn nở thể tích của đồng cấu, sự có mặt của Jacobien trong công thức đổi biến tích phân, đại số ngoài…), Tôpô Đại số, Hình học hoặc Tôpô Vi phân…). Đây là kiến thức cần thiết cho việc nghiên cứu nhiều ngành khác nhau của toán học và vật lý ví dụ như Hình học vi phân, Tô pô vi phân, Phương trình vi phân, Vật lý lý thuyết….
Tài liệu: “An Introduction to Manifolds” của Loring W. Tu, “Giải tích trên đa tạp” – M. Spivak, etc.
Kính mời các thầy cô và các anh chị nghiên cứu sinh, học viên cao học quan tâm tham dự !

16/09/2011

Seminar BMGT

Filed under: Không định dạng — bmgt @ 11:25

Beginning at 9h00
Room: 409T3

16/04/2011

Tin buồn

Filed under: Không toán học — doanchi @ 20:21

Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Thế Hoàn

Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Giải tích, Khoa Toán-Cơ-Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội;

đã từ trần hồi 01 giờ 30 phút, ngày 17/03/2011 (tức ngày 13/2 năm Tân Mão).

Lễ viếng được tổ chức từ 07h30 đến 9h00, ngày 23 tháng 03 năm 2011,
tại nhà tang lễ Bộ quốc phòng (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội).
An táng tại công viên Vĩnh Hằng, Ba Vì, Hà Nội.

08/09/2010

QS World University Rankings Results 2010

Filed under: Không toán học, Không định dạng, Tra cứu, Trao đổi — Ngô Quốc Anh @ 21:11

Overall Rankings – Top 200

Rank 2010
Rank 2009
School Name
Country
Size
Research
Focus
Score 2010
1 2 University of Cambridge United Kingdom L VH FC 100.00
2 1 Harvard University United States L VH FC 99.18
3 3 Yale University United States M VH FC 98.68
4 4 UCL (University College London) United Kingdom L VH FC 98.54
5 9 Massachusetts Institute of Technology (MIT) United States M VH CO 98.19
6 5= University of Oxford United Kingdom L VH FC 98.16
7 5= Imperial College London United Kingdom L VH FC 97.78
8 7 University of Chicago United States M VH FC 97.52
9 10 California Institute of Technology (Caltech) United States S VH CO 96.46
10 8 Princeton University United States M VH CO 96.03
11 11 Columbia University United States L VH FC 95.99
12 12 University of Pennsylvania (UPenn) United States L VH FC 95.97
13 16 Stanford University United States L VH FC 93.62
14 14 Duke University United States L VH FC 92.29
15 19 University of Michigan United States XL VH FC 92.20
16 15 Cornell University United States L VH FC 90.44
17 13 Johns Hopkins University United States L VH FC 89.67
18 20= ETH Zurich (Swiss Federal Institute of Technology) Switzerland L VH FO 89.28
19 18 McGill University Canada L VH FC 89.25
20 17 Australian National University (ANU) Australia M VH CO 88.58
21 23 King’s College London (KCL) United Kingdom L VH FC 88.45
22 20= University of Edinburgh United Kingdom L VH FC 88.01
23 24 University of Hong Kong (HKU) Hong Kong L VH FC 87.28
24 22 University of Tokyo, The Japan L VH FC 86.74
25 25 Kyoto University Japan L VH FC 85.89
26 32= Northwestern University United States L VH FC 85.40
27 34 University of Bristol United Kingdom L VH FC 85.22
28 39 University of California, Berkeley (UCB) United States XL VH FC 85.18
29 29 University of Toronto Canada XL VH FC 84.29
30 26 University of Manchester United Kingdom XL VH FC 83.33
31 30 National University of Singapore (NUS) Singapore XL VH FC 82.78

Details: http://www.topuniversities.com/university-rankings/world-university-rankings/2010/results

20/08/2010

Chúc mừng anh Ngô Bảo Châu

Filed under: Toán học, Tra cứu, Trao đổi — Thẻ:, , , — doanchi @ 00:14

Anh Ngô Bảo Châu là người Việt Nam đầu tiên nhận Fields Medal tại ICM 2010 (19/08/2010). Anh là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam, là tấm gương học tập nghiên cứu cho tuổi trẻ Việt Nam hướng tới.
Chúng em xin chúc mừng anh.
Trang wordpress blog của anh: http://thichhoctoan.wordpress.com

17/07/2010

Manifold Destiny: A legendary problem and the battle over who solved it

Filed under: Không toán học, Trao đổi — Ngô Quốc Anh @ 22:07

On the evening of June 20th, several hundred physicists, including a Nobel laureate, assembled in an auditorium at the Friendship Hotel in Beijing for a lecture by the Chinese mathematician Shing-Tung Yau. In the late nineteen-seventies, when Yau was in his twenties, he had made a series of breakthroughs that helped launch the string-theory revolution in physics and earned him, in addition to a Fields Medal—the most coveted award in mathematics—a reputation in both disciplines as a thinker of unrivalled technical power.

Yau had since become a professor of mathematics at Harvard and the director of mathematics institutes in Beijing and Hong Kong, dividing his time between the United States and China. His lecture at the Friendship Hotel was part of an international conference on string theory, which he had organized with the support of the Chinese government, in part to promote the country’s recent advances in theoretical physics. (More than six thousand students attended the keynote address, which was delivered by Yau’s close friend Stephen Hawking, in the Great Hall of the People.) The subject of Yau’s talk was something that few in his audience knew much about: the Poincaré conjecture, a century-old conundrum about the characteristics of three-dimensional spheres, which, because it has important implications for mathematics and cosmology and because it has eluded all attempts at solution, is regarded by mathematicians as a holy grail.

Yau, a stocky man of fifty-seven, stood at a lectern in shirtsleeves and black-rimmed glasses and, with his hands in his pockets, described how two of his students, Xi-Ping Zhu and Huai-Dong Cao, had completed a proof of the Poincaré conjecture a few weeks earlier. “I’m very positive about Zhu and Cao’s work,” Yau said. “Chinese mathematicians should have every reason to be proud of such a big success in completely solving the puzzle.” He said that Zhu and Cao were indebted to his longtime American collaborator Richard Hamilton, who deserved most of the credit for solving the Poincaré. He also mentioned Grigory Perelman, a Russian mathematician who, he acknowledged, had made an important contribution. Nevertheless, Yau said, “in Perelman’s work, spectacular as it is, many key ideas of the proofs are sketched or outlined, and complete details are often missing.” He added, “We would like to get Perelman to make comments. But Perelman resides in St. Petersburg and refuses to communicate with other people.”

For ninety minutes, Yau discussed some of the technical details of his students’ proof. When he was finished, no one asked any questions. That night, however, a Brazilian physicist posted a report of the lecture on his blog. “Looks like China soon will take the lead also in mathematics,” he wrote.

Grigory Perelman is indeed reclusive. He left his job as a researcher at the Steklov Institute of Mathematics, in St. Petersburg, last December; he has few friends; and he lives with his mother in an apartment on the outskirts of the city. Although he had never granted an interview before, he was cordial and frank when we visited him, in late June, shortly after Yau’s conference in Beijing, taking us on a long walking tour of the city. “I’m looking for some friends, and they don’t have to be mathematicians,” he said. The week before the conference, Perelman had spent hours discussing the Poincaré conjecture with Sir John M. Ball, the fifty-eight-year-old president of the International Mathematical Union, the discipline’s influential professional association. The meeting, which took place at a conference center in a stately mansion overlooking the Neva River, was highly unusual. At the end of May, a committee of nine prominent mathematicians had voted to award Perelman a Fields Medal for his work on the Poincaré, and Ball had gone to St. Petersburg to persuade him to accept the prize in a public ceremony at the I.M.U.’s quadrennial congress, in Madrid, on August 22nd.

The Fields Medal, like the Nobel Prize, grew, in part, out of a desire to elevate science above national animosities. German mathematicians were excluded from the first I.M.U. congress, in 1924, and, though the ban was lifted before the next one, the trauma it caused led, in 1936, to the establishment of the Fields, a prize intended to be “as purely international and impersonal as possible.”

However, the Fields Medal, which is awarded every four years, to between two and four mathematicians, is supposed not only to reward past achievements but also to stimulate future research; for this reason, it is given only to mathematicians aged forty and younger. In recent decades, as the number of professional mathematicians has grown, the Fields Medal has become increasingly prestigious. Only forty-four medals have been awarded in nearly seventy years—including three for work closely related to the Poincaré conjecture—and no mathematician has ever refused the prize. Nevertheless, Perelman told Ball that he had no intention of accepting it. “I refuse,” he said simply.

Over a period of eight months, beginning in November, 2002, Perelman posted a proof of the Poincaré on the Internet in three installments. Like a sonnet or an aria, a mathematical proof has a distinct form and set of conventions. It begins with axioms, or accepted truths, and employs a series of logical statements to arrive at a conclusion. If the logic is deemed to be watertight, then the result is a theorem. Unlike proof in law or science, which is based on evidence and therefore subject to qualification and revision, a proof of a theorem is definitive. Judgments about the accuracy of a proof are mediated by peer-reviewed journals; to insure fairness, reviewers are supposed to be carefully chosen by journal editors, and the identity of a scholar whose pa-per is under consideration is kept secret. Publication implies that a proof is complete, correct, and original.

by Sylvia Nasar  and David Gruber

View all: http://www.newyorker.com/archive/2006/08/28/060828fa_fact2?currentPage=all

03/05/2010

Maple 14

Filed under: Không toán học, Không định dạng, Trao đổi — Ngô Quốc Anh @ 20:16
(more…)
Older Posts »

Tạo một blog miễn phí với WordPress.com.